Bear Trap là gì?

26/18/2023
  • 595
Chia sẻ Blog:

Thị trường luôn có yếu tố bất ngờ và khó dự đoán, khi tâm lý nhà đầu tư bi quan, tiêu cực đến mức cực độ và bán tháo tất cả cổ phiếu đang nắm giữ thị trường sẽ bắt đầu tăng. Khi tất cả các nhà đầu tư đều lạc quan và tin tưởng vào triển vọng tương lai, đầy hưng phấn quyết liệt mua vào thì thị trường lại bắt đầu giảm điểm và nhà đầu tư bị xoáy trong vòng tròn mua bán đó.

Trong quá trình tạo đáy đi lên sẽ có những nhịp giảm điểm khi chạm về vùng hòa vốn. Tại điểm đó nhóm nhà đầu tư bắt đáy thành công bắt đầu có lời và nhóm nhà đầu tư ôm cổ phiếu bị lỗ sẽ về điểm hòa vốn sẽ bán ra tạo nhịp điều chỉnh, trong nhịp điều chỉnh đó cũng sẽ có một phần can thiệp của các nhà tạo lập tạo nên những Bear Trap.

Trong quá trình tạo đỉnh sẽ có những nhịp giá cổ phiếu tăng cao vượt qua tất cả mọi kháng cự và lập đỉnh cao mọi thời đại, nhưng ngay sau đó giá sẽ hụt hơi, yếu dần và bắt đầu quay đầu giảm điểm tạo nên các Bull Trap.

Vậy Bear trap và Bull trap trong giao dịch đầu tư chứng khoán là gì?

Làm sao nhận diện để có thể tránh những bẫy giá này?

Hãy cùng tôi tìm hiểu trong bài đọc bên dưới nhé.

Bear Trap là gì?
Bear trap (bẫy giảm giá) là tín hiệu đảo chiều giảm giả trong thị trường đang có xu hướng tăng.

Khi giá bắt đầu giảm phá vỡ ngưỡng hỗ trợ và xuyên thủng các ngưỡng MA nhà đầu tư sẽ nghĩ rằng cổ phiếu vi phạm điểm cắt lỗ thường hay đặt tại các ngưỡng hỗ trợ và bắt đầu bán ra để bảo toàn vốn làm cho giá giảm sâu hơn nữa (Break out giả). Nhưng sau đó cổ phiếu lại quay đầu tăng trở lại và tiếp tục xu hướng tăng đã hình thành nên trước đó khiến cho các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm bán ra và không còn nắm giữ cổ phiếu nữa.

Trong xu hướng tăng: Cổ phiếu giảm giá và nhà đầu tư bán cắt lỗ tin tằng xu hướng tăng đã kết thúc và bắt đầu xu hướng giảm đó là bẫy giảm giá – Bear Trap.

Các nguyên nhân dẫn đến Bear Trap
Bẫy giá giảm thường sẽ xuất hiện khi các nhà đầu tư lớn bắt đầu hoạt động thao túng thị trường. Họ thực hiện những lệnh mua bán giả với tần suất liên tục để tạo các xu hướng giả. Mục đích họ làm như vậy là muốn để cho giá cổ phiếu được đẩy giá xuống thấp nhất. Ngoài ra chiêu trò của những “cá mập” này là kết hợp chung với các tin tiêu cực. Những người non kinh nghiệm sẽ bị mắc bẫy và nhanh chóng bán ra. Lợi dụng tình thế đó, các cá mập sẽ mua vào với giá thành thấp và bán ra với giá cao.
Bear Traps cũng sẽ xảy ra khi có quá nhiều nhà đầu tư trên thị trường muốn chốt lời. Hiệu ứng điều chỉnh giá tạm thời cũng vì thế mà được hình thành tại thị trường. Vào các dịp lễ hay tết thường thì do thị trường không được giao dịch nên lúc này nhiều nhà đầu tư sẽ bán. Sau khi kết thúc đợt hiệu ứng này giá lại quay về tình trạng vốn có của nó.